Công ty TNHH Ngôi nhà Mỹ thuật Bình Dương

Thiết kế Thi công Trang trí Quán cafe trà sữa trọn gói rẻ đẹp tại Bình Dương

Thiết kế quán 3D

Bạn sẽ nhìn thấy quán của chính mình trước khi nó ra đời

Thi công chuyên nghiệp

Thi công trọn gói - chìa khóa trao tay

Xe bán hàng lưu động

Giải pháp mới cho ngành kinh doanh thức ăn nhanh

Đào tạo mỹ thuật

Dạy nghề cấp Chứng Chỉ

Thứ Tư, 9 tháng 3, 2016

10 mẫu tranh tường được ưa chuộng nhất năm 2015 tại Bình Dương

TOP 10 MẪU TRANH TƯỜNG ĐƯỢC ƯA CHUỘNG NHẤT 2015

Vẽ tranh tường tại Bình Dương đã được nâng cấp lên một bậc mới, hứa hẹn mở ra được thị trường tranh tường đẳng cấp ở Bình Dương. 10 mẫu tranh tường được ưa chuộng nhất được Ngôi nhà Mỹ thuật thống kê trong năm 2015, dựa vào những tiêu chí đánh giá đặc biệt.


Nếu bạn là một người yêu thích nghệ thuật, chắc hẳn rất thích xem những hình ảnh đẹp, những bức tranh nghệ thuật đẹp. Và thông dụng, thường thấy nhất là những bức vẽ tranh tường. Hiện nay, tranh tường tại Bình Dương đang rất được nhiều người ưa chuộng bởi tính thẩm mỹ và giá thành hấp dẫn của chúng.

hoa si ve tranh tuong 3D Binh Duong
Vẽ tranh tường tại Bình Dương - chưa bao giờ lỗi thời

Là chủ nhà, để có một bức tranh vẽ tường đẹp, bạn cần tìm một họa sĩ có các kỹ năng cơ bản về hội họa như : pha chế màu sắc, thu phóng hình ảnh, kỹ thuật sử dụng cọ, kiến thức về chất liệu sơn, chất liệu tường, .. làm thế nào để tranh được bền lâu nhất và đạt độ thẩm mỹ cao nhất.

Không đòi hỏi khắc nghiệt như tranh sơn dầu, tranh vẽ tường được ưu ái hơn, ít khi bị đem ra phân tích, đánh giá. Nhưng cũng vì sự dễ dãi mà tranh tường chưa có sự bức phá, sự đầu tư nghiên cứu để rồi nâng cao chất lượng tranh tường.

hoa si ve tranh tuong 3D Binh Duong
Họa sĩ vẽ tranh tường tại Bình Dương
Nhận thấy vấn đề đó, trong tranh tường nói riêng, và trong việc trang trí mỹ thuật nói chung, từ cao cấp đến bình dân, Họa sĩ Huỳnh Nguyễn Bảo Việt (CEO) đã lên ý tưởng nâng cấp chất lượng của tranh tường mỗi ngày lên mỗi bậc cao hơn. Không dừng lại ở các bức tranh "bờ hồ", tranh tường giờ đây do Ngôi nhà Mỹ thuật đảm nhận, đã hoàn toàn lột xác, nâng chất lượng và độ thẩm mỹ lên cao khó ngờ.


Và để làm được điều đó, Ngôi nhà Mỹ thuật phải có những tiêu chuẩn bí mật nội bộ, về yêu cầu và phương pháp thực hiện một bức tranh tường. Đạt được những tiêu chuẩn đó, lợi ích đầu tiên phải nói đến đó là tranh sẽ đẹp hơn rất nhiều. Những bí quyết vẽ tranh đó vẫn được bảo mật trong nội bộ của công ty.

Cũng dựa vào những tiêu chuẩn bí mật đó, Ngôi nhà Mỹ thuật đã thống kê và chọn lọc ra được, 10 mẫu tranh tường được ưa chuộng nhất trong năm 2015 tại Bình Dương. Chúng ta cùng xem đó là những mẫu tranh nào nhé !

TOP 10 MẪU TRANH TƯỜNG ĐƯỢC ƯA CHUỘNG NHẤT 2015


10. Tranh ký tự tối giản | Trang trí quán phong cách Vintage

Đứng hạng 10 trong danh sách thống kê này là kiểu trang trí còn mới lạ, chưa được ưa chuộng và áp dụng rộng rãi. Tuy nhiên, hứa hẹn đây sẽ là kiểu trang trí nổi bật trong kiến trúc Việt Nam những năm sắp đến.

hoa si ve tranh tuong 3D Binh Duong
Vẽ tranh tường với các ký tự tối giản, kết hợp cùng vật dụng trang trí

Tranh tường theo kiểu ký tự, vector tối giản, đang dần được ưa chuộng trong các kiến trúc theo phong cách Vintage, kiến trúc giả cổ đương đại hiện nay. Được dùng trong việc trang trí Quán Cafe, Trang trí shop thời trang, những không gian có phong cách hơi hướng "bụi bặm".

Các ký tự, các ngôn ngữ được vẽ, được sắp xếp có trật tự và có chủ đích. Kèm theo đó là những vật trang trí đẹp, tạo điểm nhấn và phá cách trong bố cục, trong chất liệu. Những sự kết hợp này tạo ra một không gian được trang trí mỹ thuật hoàn chỉnh.

9. Tranh tường Chibi | Vẽ tranh tường quán trà sữa phong cách Teen

hoa si ve tranh tuong 3D Binh Duong
Vẽ tranh tường chibi quán Trà Sữa Teen
Tranh tường Chibi được ưa chuộng do tính chất nhẹ nhàng, màu sắc nhã nhặn, tạo hình dễ thương nhưng luôn luôn bắt mắt các cô cậu tuổi học trò. Đến nay, cách sử dụng tranh tường chibi để trang trí quán trà sữa vẫn còn HOT.
hoa si ve tranh tuong 3D Binh Duong
Vẽ tranh tường chibi tại quán Trà sữa N-Tea
Đầu năm nay chúng tôi có dịp gặp lại một khách hàng, đó là chị Ngọc - chủ quán Trà sữa N-Tea ở Bình Dương. Chị chia sẻ rằng từ khi chúng tôi vẽ tranh tường cho chị, lượng học sinh đến quán nhiều hơn, có những bạn đến vào buổi sáng, buổi trưa lại đến nữa. Và bây giờ, quán của chị không chỉ là nơi buôn bán trà sữa, còn là nơi họp mặt, họp lớp, họp nhóm lý tưởng cho các bạn học sinh. Chúng tôi thật sự hãnh diện và hạnh phúc khi nghe chị chia sẻ điều đó. Quán của chị ở gần đình Bến Thế, Tân An, Quý vị và các bạn có dịp đến tham quan chụp ảnh thì ghé ủng hộ quán của chị Ngọc nhé.
Facebook của quán là Trà sữa & Xiên que NTea

8. Tranh tường Animal Vector | Tranh tường phòng bé hình thú dễ thương

hoa si ve tranh tuong 3D Binh Duong
Mang đến niềm vui cho trẻ em bằng tranh tường dễ thương trong phòng bé
Tin một điều rằng bậc phụ huynh nào cũng muốn dành cho con cái mình những điều tươi đẹp nhất. Chúng ta không ngại phải chi một số tiền nào đó để nhìn thấy nụ cười hạnh phúc của con. Muốn được như vậy, chúng ta cần phải hiểu được tâm lý của trẻ nhỏ, bé thích gì, ghét gì, hạnh phúc vì điều gì,...

Nhiều phụ huynh sau khi đặt chúng tôi vẽ tranh tường phòng bé ở Bình Dương đã chia sẻ rằng, không thể diễn tả được chúng nó hạnh phúc thế nào khi đi học về và thấy những hình vẽ này xuất hiện trên tường phòng chúng. Điều đó khiến chúng tôi cảm thấy công việc của mình tràn đầy ý nghĩa.


7. Tranh tường hoạt hình | Tranh tường mẫu giáo, mầm non, nhà trẻ

hoa si ve tranh tuong 3D Binh Duong
Tranh tường hoạt hình được yêu thích tại các trường Mầm non, Mẫu giáo, Nhà trẻ
Nếu Quý vị cho rằng vẽ tranh tường mẫu giáo, mầm non, nhà trẻ, bằng những hình vẽ dễ thương xinh xắn, sẽ thu hút lượng bé đến trường học hơn. Thì xin chúc mừng, điều đó hoàn toàn chính xác. Không chỉ như vậy, tranh vẽ tường đẹp còn kích thích các bé siêng năng trong học tập, phát triển tư duy sáng tạo của các bé.

Với sự phát triển của Thành phố mới Bình Dương, các trường mẫu giáo mầm non xuất hiện ngày càng nhiều. Đó cũng là một trong những lý do mà những mẫu tranh trang trí trường mầm non này lên ngôi, xếp vị trí cao.

Tuy nhiên, tỷ lệ thuận với điều đó, sức cạnh tranh của các trường cũng tăng cao. Các chiến lược đổi mới là thật sự cần thiết trong kinh doanh. Ngoài những đổi mới nội bộ, cũng cần đổi mới hình thái bên ngoài, Quý trường học hãy xem xét thay đổi cách sắp xếp, cách trang trí, nếu không muốn khách hàng của mình dần dần đi về bên phía đối thủ cạnh tranh.

Điều này xin nói riêng và ngắn gọn thôi, đối với các trường Mầm non, Mẫu giáo tại Bình Dương. Nếu được, hãy chọn Ngôi nhà Mỹ thuật, nói về đổi mới và sáng tạo, đó là nguyện vọng và tâm huyết của chúng tôi trong nghề vẽ tranh tường, làm đẹp cho những công trình. Quý trường có thể xem 5 lý do vì sao nên chọn Ngôi nhà Mỹ thuật tại đây nhé !

6. Tranh tường phong cảnh Châu Âu | Vẽ tranh tường phong cảnh

hoa si ve tranh tuong 3D Binh Duong
Tranh tường phong cảnh đã đi sâu vào tiềm thức chúng ta
Tranh tường phong cảnh Châu Âu nói riêng và các tranh tường phong cảnh nói chung, đều đã khẳng định được vị trí của mình trong tất cả các dòng tranh. Ngôi nhà Mỹ thuật tư vấn vẽ tranh tường cho 100 ngôi nhà, thì có đến 90% khách hàng tự gợi ý rằng "Vẽ một cảnh vật gì đó". Điều đó cho thấy, tranh phong cảnh đã in vào tiềm thức con người khi nói về tranh.

Chính vì vậy, những mẫu tranh phong cảnh luôn được ưa chuộng và luôn nằm trong top 10 mẫu tranh được ưa chuộng nhất qua các năm.

Nhưng để tránh tình trạng "nhà nào cũng giống nhà nào", và để bảo đảm tính độc quyền sản phẩm của khách hàng, Ngôi nhà Mỹ thuật phải luôn đổi mới những mẫu tranh của mình theo đúng cam kết đã đặt ra.

5. Tranh tường cánh đồng hoa | Mang cả đồng hoa vào trong nhà

hoa si ve tranh tuong 3D Binh Duong
Tranh tường những cánh đồng hoa rực rỡ, nhiều màu sắc
Đây là mẫu tranh mới được lọt vào top 10 mẫu tranh được ưa chuộng. Trước đây người ta không chuộng những mẫu tranh nhiều màu sắc rực rỡ như thế này, hơn nữa những màu sắc này cũng chưa phổ biến nên họa sĩ chưa sử dụng nhiều.

Để có những bức tranh với gam màu sặc sỡ như vậy, người họa sĩ vẽ tranh tường cần dùng những chất liệu sơn chuyên dụng, đòi hỏi kỹ thuật vẽ và kỹ thuật pha chế phải thành thạo. Những chất liệu sơn thông thường như sơn nước, sơn nhũ, tinh màu, ... còn nhiều hạn chế và không thể sản sinh ra màu sắc tươi tắn như vậy được.

Bài viết này được hình thành từ những chia sẻ thực tế của các họa sĩ trong Ngôi nhà Mỹ thuật, những người đã có kinh nghiệm và nghiên cứu bài bản. Vì sao chúng tôi hay viết những bài nghiên cứu? Lý do là một bức tranh đẹp, là sản phẩm của những quá trình nghiên cứu có khoa học.
hoa si ve tranh tuong 3D Binh Duong
Tranh tường vẽ cánh đồng hoa cúc vàng bát ngát trong buổi sáng tinh sương

Quý vị có thể nhận thấy rõ rằng, cùng là tranh trường, nhưng màu sắc trong 2 bức tranh phía trên và phía dưới hoàn toàn khác nhau. Chúng tôi không phân tích ra ở đây để tránh làm mất thời gian của Quý vị và các bạn, nếu có thắc mắc gì vui lòng comment bên dưới bài viết, chúng tôi sẽ hỗ trợ 24/7.

4. Tranh tường làng quê | Tranh tường đồng quê Việt Nam

Mẫu tranh đứng hạng thứ 4 trong top 10 mẫu tranh tường được ưa chuộng nhất năm 2015 tại Bình Dương thuộc về tranh tường làng quê, đồng quê Việt Nam.
hoa si ve tranh tuong 3D Binh Duong
Con người luôn giữ ký ức về quê hương thông qua việc đặt hàng những bức tranh làng quê
"Cũng như tranh phong cảnh, những mẫu tranh làng quê chưa bao giờ lỗi thời. Con người luôn luôn có một trạng thái tâm lý gọi là "hồi cố", chính tâm lý đó làm ảnh hưởng đến sở thích và thị hiếu của chúng ta." - CEO Ngôi nhà Mỹ thuật chia sẻ -"Dù đất nước đã phát triển, công nghiệp hóa, ... nhưng chưa đủ lâu để xóa mờ đi, những hình ảnh, ký ức về vùng làng quê thân yêu, gắn bó với những kỷ niệm tuổi trẻ. Hình ảnh những cánh đồng lúa cò bay thẳng cánh, luôn còn hiện diện trong tiềm thức con người Việt Nam ta. Tôi nghĩ đó là lý do rất lớn mà tranh phong cảnh làng quê được ưa chuộng và đặt hàng nhiều."

3. Tranh tường Background | Tranh tường phong cảnh trong nhà

hoa si ve tranh tuong 3D Binh Duong
Tranh tường Background tinh tế làm tôn vinh vẻ đẹp của đồ trang trí nội thất, đồ gia dụng
Tại Bình Dương, các ngôi biệt thự xuất hiện ngày càng nhiều, kiểu cách ngày càng nâng cao. Đó là điều đáng vui mừng cho những người làm trong lĩnh vực Kiến trúc, Xây dựng.

Còn về lĩnh vực Trang trí Mỹ thuật của chúng tôi, cũng mở ra nhiều cánh cửa mới, nhiều cơ hội thể hiện ý tưởng, góp phần thay đổi diện mạo ngôi nhà mà không chiếm diện tích. Như một loại tranh 3D, nhưng mẫu tranh này có tác dụng trực tiếp là làm nền (background) cho những vật dụng phía trước (đồ trang trí hoặc đồ gia dụng). Giống như mẫu tranh các Ký tự, nhưng thay vào đó là những hình ảnh chân thật, đẹp đẽ, hướng người xem đến những cảm xúc mà chủ nhà mong muốn.

Mẫu tranh này đang rất được ưa chuộng tại những ngôi nhà có mảng tường rộng lớn như biệt thự.

2. Tranh tường 3D Siêu thực | Vẽ tranh tường 3D tại Bình Dương

hoa si ve tranh tuong 3D Binh Duong
Vẽ tranh 3D siêu thực tại Bình Dương - Một công trình đáng nhớ của Ngôi nhà Mỹ thuật
Tranh 3D siêu thực tuy chưa được ưa chuộng nhiều trong những ngôi nhà, nhưng những công trình và sự kiện công cộng lại rất được quan tâm. Đây là mẫu tranh có thể nói là đứng hàng quán quân trong danh sách, do sự độc đáo, hiệu ứng thị giác và giá trị cộng đồng mà nó mang lại. Nhưng do chi phí thi công cao, thời gian thực hiện kéo dài, nên chưa thể nằm ở vị trí hàng đầu (top 1) được.

Nếu Quý vị và các bạn muốn tìm hiểu sâu về thể loại tranh 3D, có thể xem thêm tại đây.

1. Tranh tường 3D ô cửa sổ | Ngôi vị quán quân trong danh sách đề cử

hoa si ve tranh tuong 3D Binh Duong
Tranh cửa sổ 3D tại nhà thuốc Bình Dương
Không gì thay thế được, tranh tường 3D vẽ ô cửa sổ là đại diện cho tranh tường 3D hiện nay. Bởi sự kịch tính của nó, mang người xem đến nhiều cảm xúc hơn là tranh 2D thông thường. Người xem trước tiên sẽ bất ngờ, ngạc nhiên, bắt đầu tò mò, xem kỹ các chi tiết chứ không nhìn thoáng qua như tranh 2D). Rất nhiều cung bậc cảm xúc mà tin chắc rằng người xem sẽ cảm thấy thật sự thú vị.

Ngoài ra, yếu tố giúp tranh cửa sổ 3D lên được top 1 này, là công dụng. Công dụng của nó, chắc Quý vị cũng nhận thấy được, đó là tạo ra một không gian giả nằm trong không gian thật, nhằm đánh lừa thị giác của con người, hướng dẫn người xem đến một thế giới mà chúng ta mong ước được ở đó. Điều này đặc biệt có ích trong những kiến trúc hẹp, không gian hạn chế, những ngôi nhà liền kề không có cửa sổ, ...

Nói chung lại, tranh tường tại Bình Dương đã có nhiều khởi sắc. Làm việc tại Bình Dương, chúng tôi rất vui vì điều đó. Không biết Ngôi nhà Mỹ thuật có góp phần nào vào sự thay đổi tích cực của tranh tường tại Bình Dương hay không, chúng tôi vẫn luôn cố gắng làm việc hết sức mình, cố gắng tạo ra những mẫu tranh mới, phục vụ cho việc trang trí những công trình.

Nếu Quý vị và các bạn quan tâm, hoặc có dự định tìm họa sĩ để vẽ tranh tường, vui lòng lưu số điện thoại của chúng tôi vào danh bạ và gọi cho chúng tôi khi cần đến : 0937150922

Xin cảm ơn Quý vị và các bạn đã quan tâm theo dõi bài viết 10 mẫu tranh tường được ưa chuộng.

Ngôi nhà Mỹ thuật.
Like và chia sẻ nếu bạn thấy có ích.
Ghi rõ nguồn link khi copy bài viết từ website, xin cảm ơn.

Có thể bạn quan tâm :

Thứ Ba, 8 tháng 3, 2016

Nghiên cứu về Tứ Linh ở Việt Nam (P4) - Phụng

Nghiên cứu Tứ Linh: Lân, Long, Qui, Phụng trong Mỹ Thuật Việt Nam (Phần 4)

Đây là Phần cuối cùng trong Những bài nghiên cứu về Tứ Linh ở Việt Nam. Qua 3 phần đầu, chúng ta đã biết một cách tổng quát về ba Linh vật : Long, Lân, và Quy. Bài cuối cùng này sẽ giới thiệu về Linh vật cuối cùng:


CHIM PHỤNG HOÀNG

Người Việt Nam chúng ta cũng như người Trung Hoa, Nhật Bản và Triều Tiên tin rằng Phụng Hoàng là linh điểu, khi xuất hiện sẽ mang lại điềm lành, báo hiệu thời thái bình thịnh trị và có thánh nhân xuất hiện.

Truyền thuyết kể rằng Phụng Hoàng là vua của các loài chim, Phụng Hoàng chỉ ăn quả trúc, uống nước suối trong và đậu trên cây ngô đồng. Khi bay có hàng trăm loài chim bay theo chầu hầu. Hình dáng chim Phụng rất đẹp, mỏ như mỏ gà mái, cổ như cổ rắn, đầu chim én, lưng rùa. Cánh xòe ra rất rộng, lông màu ngũ sắc và cứng như chất kim, đuôi tựa như những ngọn lửa và trông cũng giống như đuôi cá. Phụng hoàng có mười hai lông đuôi tượng trưng cho mười hai tháng, năm nhuận thì có thêm một lông ngắn tượng trưng cho tháng mười ba. Thân mình cao sáu thước, chứa đựng ý nghĩa của sáu hình ảnh: đầu tượng trưng cho trời, mắt là mặt trời, lưng là mặt trăng, cánh là gió, chân là đất, đuôi là tượng trưng của những vì sao.

Tiếng hót chim Phụng dịu dàng bay bổng, có đủ ngũ âm: cung, thương, giốc, chủy, vũ, khi hót lên thì hết thảy các giống chim khác đều bay lại nhịp nhàng hòa điệu.

Phụng Hoàng cất cánh bay từ phương Đông, bay thẳng đến núi Côn Lôn, uống nước tinh khiết ở suối Để Trụ, tắm cánh ở biển Nhược Thủy (biển có tên Nhược Thủy vì nước ở đây rất nhẹ đến đổi lông chim thả vào cũng không thể nổi lên được), và rồi sau cùng bay đến đậu trên ngọn núi cao Đơn Tuyệt.

Chuyện truyền kỳ còn chép việc Tiêu Sử đời nhà Châu, khi thổi ống tiêu bằng ngọc do Thượng đế ban cho, tiếng kêu như chim Phụng gáy nên thối chốc lát thì bốn phía mây ngũ sắc bồng bềnh, chim bạch hạc bay đến múa lượn, và biết bao nhiêu giống chim khác bao quanh, con bay, con đậu, kêu hót líu lo vô cùng ngoạn mục. Tiêu Sử dạy cho vợ là công chúa Lộng Ngọc, con vua Tần Mục Công thổi tiêu, chỉ trong nửa năm, Lộng Ngọc thổi khúcPhượng cầu Hoàng (chim Phụng trống tìm chim Phụng mái) rất tuyệt diệu. Một đêm kia, hai vợ chồng đang hòa tiêu, có chim Phụng bay xuống, nàng cỡi tử Phụng, chồng cỡi xích long, hai ngươi bay thẳng về tiên giới.

Năm xưa, Đô Thành Hiếu Cổ Tập San (Builletin des Amis du Vieux Huế) có công bố tài liệu của một nhà điểu cầm học người Nhật Bản là ông U. Hachisuka cho rằng chim Phụng thường được mô tả trong mỹ thuật Trung Hoa là lấy kiểu mẫu từ con chim trĩ xứ Đông Dương (faisan ocellé d’Indochine). Ông Jabouille, một nhà nghiên cứu người Pháp xác định thêm đấy là con chim trĩ sống ở triền núi phía Đông dãy Trường Sơn, một giống chim cực kỳ quý hiếm đối với toàn thế giới. Khảo cứu trên bình diện vạn vật học cũng là một điều hết sức thú vị và hấp dẫn, tuy thế không phải là đối tượng của bài viết này. Ở đây, chúng ta chỉ lưu tâm đến Phụng Hoàng trong văn hóa mỹ thuật, và có lẽ vì thế chúng ta chẳng thể nào quên được con chim Phụng kỳ vĩ, cao khiết, vô cùng lộng lẫy, bay liệng giữa đêm tối bí ẩn, trên trời Đâu Suất của nền thi ca Việt Nam hiện đại.

Nhớ khi xưa, ta là chim Phượng Hoàng
Vỗ cánh bay chín tầng trời cao ngất,
Bay tù Đao Lỵ, đến trời Đâu Suất,
Và lùa theo không biết mấy là hương.
Lúc đằng vân, gặp ánh sáng chận đường
Chạm tiếng nhạc, va nhằm thơ thiên cổ,
Ta lôi đình, thấy trăng sao liền mổ,
Sao tan tành rơi xuống một cù lao
Hóa đài điện đã rất nên tráng lệ,
Ở ngôi cao ngước mắt ra ngoài bể,
Phong lưu ghê, sang trọng nỏ vừa chi!

Vài thành ngữ điển tích liên hệ đến Phụng Hoàng:
Phụng mao lân giác: lông chim Phụng và sừng kỳ lân, nghĩa là vật hiếm có, chỉ người tài giỏi, xuất chúng hoặc con cháu hiền tài của những danh gia vọng tộc.
Tiên sa Phụng lộn: đẹp đẽ, xinh tốt như tiên như Phụng (Huỳnh Tịnh Của, Đại Nam Quấc âm tự vị).
Phụng gáy Kỳ sơn: chim Phụng gáy ở núi Kỳ Sơn. Khi vua Văn Vương ra đời, chim Phụng gáy vang ở núi Kỳ Sơn, ý nói điềm lành, có thánh nhân, hiền giả hay bậc anh tuấn xuất hiện.
Phụng liễn: kiệu hoặc xe có hình chim Phụng của nhà vua và hoàng gia. Cũng còn có nghĩa là xe của tiên đi. Sách Nho chép: Tây Vương mẫu đi trên cỗ chim Phụng đến yến tiệc với Mục Vương. Nghĩa thông thường: cỗ xe đẹp, rực rỡ (Bửu Kế, Tầm nguyên tự điển).
Phụng thành: thành có chim Phụng đậu, chỉ kinh đô, nơi vua ở,. cũng do điển công chúa Lộng Ngọc ngồi trên thành thổi ống tiêu, Phụng liền bay đến nên đặt tên là Phụng hoàng thành.
Phụng kỳ: cờ thêu hình chim Phụng, cờ của vua.

Thường gọi chung là Phụng Hoàng nhưng thực ra thì Phụng là con chim trống và Hoàng là con chim mái. Loại chim này có đặc tính lúc nào cũng ở gần bên nhau, thường dùng để ví tình vợ chồng khắng khít nên có câu: Phụng hoàng vu phi, hòa mình tương tương (đôi Phụng cùng bay, cùng cất tiếng kêu hòa họp).

Loan là một giống chim cùng loài với Phụng, hai giống chim này thường chắp cánh bay đi cùng nhau, do vậy chữ Phụng Loan thường để ví cuộc hôn nhân hay tình vợ chồng. Loan Phụng hòa minh (Loan Phụng cùng hót lên êm đềm), người ta thường dùng điển này để chúc vợ chồng mới cưới hạnh phúc tươi đẹp, bền vững lâu dài.

Người Việt xem chim Phụng là linh vật, nhưng cùng lúc đã kéo con vật kỳ bí này đến gần với cuộc nhân sinh. Đặc biệt nhất, chim Phụng tượng trung cho Hoàng Hậu, bậc mẫu nghi thiên hạ. Vậy nên trên những đồ dùng của nhà vua như áo mũ thường trang trí hình rồng, và trên áo mũ Hoàng Hậu thì trang trí hình Phụng. Nhưng thường thì nó gợi lên hình ảnh người phụ nữ và sự hòa hợp trai gái, như nơi đồ hình hai con Rồng, Phụng đang châu mình đùa giỡn chữ Song Hỷ ở giữa. Hình tượng này rất phố cập trong sinh hoạt của nhân dân ta khắp nơi, nhất là trong những đám cưới xin, ăn hỏi, bỏ trầu.

Khi thấy các đồ vật gia dụng như giường, tủ, bàn, ghế, giá gương, tráp, hộp, quạt giấy, khăn bàn, đèn lồng, chậu nước với hình con Phụng được sử dụng trang trí chủ yếu trên ấy, chúng ta dễ dàng biết được ngay đấy là đồ dùng dành riêng cho phụ nữ.

phuong chau mat troi
Phượng chầu mặt trời, trán bia tiến sĩ, Văn Miếu Hà Nội.

Tô điểm cho các công trình kiến trúc lớn thuộc nền nghệ thuật truyền thống, chim Phụng được đắp tạc, vẽ vời chạm trổ trên mái nhà các cung điện, triều miếu, phủ đệ, đền chùa, đặc biệt nơi các đền thờ thần nữ, nơi nhà ở và lăng mộ các hoàng hậu, công chúa, dễ gặp nhất là trên các bình phong, đứng một mình hay hiện ra trong bộ tứ linh Long, Lân, Qui, Phụng.

Trong công trình ghi chép đặc sắc về mỹ thuật Huế, L. Cadière nhận xét rằng nơi các ngôi chùa ở miền Bắc thường có hình bốn con Phụng quấn quanh các trụ cột phía trước rất đẹp nhưng ở Huế thì không thấy có dạng này.

Chim Phụng đứng một mình trên lóp sóng lô xô, đôi lúc là hai con đang uốn lượn và quay đầu châu vào một vùng dương ở giữa, chung quanh là những vầng mây la đà, bên dưới là những lớp sóng nước tầng tầng. Chúng ta nên lưu ý ở đây là hết thày bốn con vật trong tứ linh dường như đều có duyên nợ với nước, con nào cũng nhiều phen hiện ra trên sóng nước, quẫy đạp hoặc phun những tia nước vô cùng ngoạn mục.

Trên quần thể kiến trúc cung đình Huế, con Phụng xuất hiện khắp nơi nhưng bao giờ cũng phụ thuộc vào con Rồng mới là chủ yếu. Dưới chế độ phong kiến, các bậc đế vương thường cho chạm khắc hình chim Phụng với ý nghĩa triều đại họ ngự trị là thời thái bình an lạc, như các thời hoàng kim thịnh trị trước đây, chim Phụng đã bay về chầu hầu.

Phụng Hoàng thường ngậm trong miệng một dải lụa bay phất phới, quấn lấy một cái hộp vuông, có thể đấy là cái tráp thư, hay hai cuộn tròn có dạng như hai cuốn sách xếp lại, đôi khi người nghệ sĩ lúc vẽ vời lại dặm thêm vào đấy một quản bút. Dạng này thường được gọi là Phụng hàm thư. Cũng có người cắt nghĩa rằng đấy chính là chim Phụng đang ngậm dải lụa quấn quanh bộ cổ đồ của vua Phục Hy.

Ngoài hình dáng thân thuộc con Phụng thần thoại ấy, chúng ta còn có những biến dạng khác, từ một gốc cây kiểng hay một cành hoa, như cành đào, cây cúc, nhánh mai, cành mẫu đơn, nhánh hoa loa kèn đỏ (amaryllis) biến hóa mà thành Phụng. Nhà sưu tập cổ ngoạn Vương Hồng Sển đã cho chúng ta xem hình một nhánh cây biến thể thành Phụng vẽ trên lòng một đĩa sứ men lam xứ Huế đề hiệu Trân ngoạn (thế kỷ XIX), có đủ đầu, cánh, đuôi, mắt, mỏ, mồng, và chú thích thêm: khách Tây phương không hiểu nghệ sĩ trổ hình gì, ký kỳ quái quái, ngươi Á Đông quen với thuyết Lão Trang hư không huyền ảo lại thích thú và lấy lâm tự nhiên khi thấy từ giới thảo mộc có thể trở thành sanh cầm điểu thú dễ dàng.


Suốt gần mười thế kỷ qua, hình tượng con Phụng đã gắn bó thân thiết với nền nghệ thuật tạo hình của dân tộc, đã tự biến chuyển để hoàn chỉnh dần với thời gian và lịch sử. Từ dạng vẻ có phần nặng nề dưới thời Lý-Trần như hình chim Phụng ở chùa Thái Lạc, Hải Hưng thế kỷ XIV, chắc hẳn có mang nhiều dấu vết của chim Kinnari, là nhạc công đầu người mình chim trên cõi trời của đất nước Champa cổ, đến thời Lê Mạc những con chim Phụng đã thanh hóa hơn nhiều, như những hình ảnh Phụng khá đẹp ở chùa Bút Tháp (Hà Bắc, thế kỷ XVII) hay ở đình Đình Bảng và trên những trán bia tiến sĩ khắc đá ở văn miếu Hà Nội, đến thời Nguyễn, phải nói là vẻ đẹp thanh nhã, mỹ lệ của chim Phụng Hoàng đã là một chỉnh thế tuyệt đẹp, góp rất nhiều phần cho nền nghệ thuật trang trí chung của toàn bộ đất nước.

Bài viết nghiên cứu về Tứ Linh ở Việt Nam (4 phần) đến đây là hết. Hi vọng sẽ củng cố thêm kiến thức về mỹ thuật truyền thống trong lòng Quý vị và các bạn.
Cảm ơn Quý vị và các bạn đã dành thời gian theo dõi và tìm hiểu.

Ngôi nhà Mỹ thuật,
Biên soạn từ các nguồn
Wikipedia & nghethuatxua

Có thể bạn muốn đọc lại để tìm hiểu kỹ hơn :
Nghiên cứu về Tứ Linh ở Việt Nam (P1) - Rồng
Nghiên cứu về Tứ Linh ở Việt Nam (P2) - Kỳ Lân
Nghiên cứu về Tứ Linh ở Việt Nam (P3) - Rùa

Like và Share nếu bạn cảm thấy bài viết này là có ích cho mọi người nhé !

Nghiên cứu về Tứ Linh ở Việt Nam (P3) - Quy

Nghiên cứu Tứ Linh: Lân, Long, Qui, Phụng trong Mỹ Thuật Việt Nam (Phần 3)



Lân, Long, Qui, Phụng là những linh vật quen thuộc trong đời sống văn hóa, tinh thần của nhiều dân tộc phương Đông. Trong đó chỉ có Rùa là Linh vật có thật, ai trong chúng ta cũng biết đến. Thế nhưng hình tượng rùa trong Văn hóa và Mỹ thuật Việt Nam qua các thời đại chuyển biến như thế nào? Bài viết này Ngôi nhà Mỹ thuật sẽ chia sẻ nghiên cứu về Linh vật đứng hàng thứ 3 này.

RÙA


BIỂU TƯỢNG VỮNG CHẮC CỦA SỰ TRƯỜNG SINH BẤT TỬ

Trước tiên, Rùa tượng trưng cho sự trường thọ và bền vững bói vì tự bản thân loài sinh vật này có khi kéo dài cả ngàn năm hay còn hơn thế nữa. Về phương diện sinh học, rùa là loài bò sát lưỡng cư, tuổi thọ rất cao, có thân hình vững chắc, cứng rắn, gợi nên vẻ bền vững của đá tảng, lại giỏi nhịn ăn như là một khả năng tự vệ vô cùng lạ lùng. Rùa sống rất lâu. Như gần đây, một nhà nông ở tỉnh Triết Giang (Trung Quốc) bắt được một con rùa lạ ở núi Tiên Nham. Con rùa đó đã được xem xét kỹ lưỡng và được kết luận là đã sống qua trên dưới 800 năm. Chúng ta cũng còn nhớ chuyện Tư Mã Thiên chép trong sách Sử Ký: có một ông già đặt con rùa làm vật kê dưới chân giường. Hai mươi năm sau, con cháu cụ già di chuyển chiếc giường và phát hiện con rùa vẫn còn sống dù không được ăn uống gì cả.

Bên Trung Quốc, đời nhà Đường, vua Hiến Tông (806-820) được một viên quan tuần phủ tiến dâng một con Rùa có lông, nhà vua rất đẹp lòng, xem như là một lời cầu chúc cực kỳ tốt đẹp. Thực sự làm gì có chuyện Rùa có lông, đấy chỉ là rong rêu theo chiều dày của thời gian mà bao phủ quanh mu Rùa, đúng như mấy chữ ẩn dụ trong kinh Lăng Nghiêm: Qui mao thố giác (lông rùa sừng thỏ) để chỉ những sự việc không thể nào có được.

Do cuộc sống như thế của loài Rùa, chúng ta có thành ngữ Linh qui hạc phát (tuổi rùa tóc hạc), mái tóc bạc trắng phau như lông chim hạc, cộng thêm với tuổi thọ qua nhiều thế kỷ của con rùa, là lời chúc đẹp đẽ nhất trong những dịp kỷ niệm thượng thọ, cũng là lời chúc mừng với các bậc trưởng lão vào buổi đầu xuân ấm áp khí dương.

Theo cổ sử Trung Hoa, vào hồi đại thủy tràn khắp cả nước, vua Hạ Vũ (2205-2198 TTL)đi trấn nước lụt, đào sông khai ngòi cứu cả trăm họ, bấy giờ có con thần qui hiện lên ở sông Lạc, mang trên mình những vạch chữ kỳ lạ nên bắt chước mà xếp ra cừu trù, đấy là nguồn gốc các mối luân thường và chính trị. Cũng như vua Phục Hy thấy đồ hình trên con Long mã trên sông Hoàng Hà, nhân đó bắt chước mà làm ra 8 quẻ, để làm tượng cho những sức vô hình, tức là thiên đạo, nền tảng của dịch lý, là nguồn gốc của văn tự, văn học và triết học của một dòng lớn phương Đông cố đại.

Vì dáng vẻ bên ngoài gây ngay ấn tượng của một khối thể vững chắc, con Rùa được người Trung Hoa xem là biểu tượng của sự bền vững, và cũng do thế ở nhiều nơi nó được thờ phượng làm vị thần bảo hộ các đê điều.

Lần theo dấu vết cũ, sử xưa cũng cho chúng ta biết: vua Nghiêu đã từng nhận cống vật của người Việt thường ở phương Nam (tức Giao Chỉ, gốc tổ người Việt sau này) vào năm Mậu Thân (2353 trước TL). Cống vật là con Linh qui, đường kính lớn 3 xích (1m2), bên trên lưng con Rùa thần này có hình những chữ khoa đẩu tức là những dáng chữ lăng quăng giống như con nòng nọc, đâu to đuôi nhỏ. ghi chép tất cả những biến chuyển trọng đại từ thuở khai trời mở đất. Vua Nghiêu truyền lệnh chép lại những bản văn thiêng trên lưng Rùa.

RÙA TRONG VĂN HÓA VIỆT NAM


Rùa đội bia - Huế
Đối với chúng ta, trên con đường gian khổ hình thành lịch sử dân tộc, con Rùa linh cũng đã hai lần xuất hiện trở lại với đất nước. Lần thứ nhất, Rùa vàng tức là thần Kim qui đã giúp cho An Dương Vương (257-208 trước Công nguyên) xây thành Cổ Loa và đã tặng nhà vua chiếc móng để làm lẫy nỏ bảo vệ tổ quốc Âu Lạc. Lần thứ nhì, khi Lê Lợi chuẩn bị cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, Rùa thần đã cho vị thủ lĩnh cuộc kháng chiến mượn thanh bảo kiếm để bình định giặc Minh. Nhưng khi trăm họ đã yên, đất nước đã vãn hồi nền độc lập thì Rùa thần đến đòi lại kiếm. Nhà vua gặp Rùa thần và trả lại kiếm trên hồ Tả Vọng, nên từ đó hồ cũng có tên là Hoàn Kiếm hay còn gọi là Hồ Gươm. Ngày nay, dưới chân tháp Rùa, đôi khi chúng ta còn gặp vài con Rùa rất lớn bò lên phơi minh dưới nắng ấm, và nơi đền Ngọc Son cùng trong phạm vi của hồ, nhân dân còn bảo tàng được xác một con Rùa bằng cả cái nia to nhất, được ước đoán ít lắm cũng đã sống trên 700 năm.


Con Rùa là hình tượng rất thân thuộc nơi các công trình văn hóa chung, quen thuộc nhất là những con Rùa được đục đẽo bằng đá, khắc tạc rất vững chắc, đang đỡ lấy trên lưng mình tấm bia đá nặng ghi công đức những bậc danh nhân và hiền tài của đất nước. Điển hình là những hàng bia trước sân Văn Miếu (Hà Nội), chính vua Lê Thái Tông đã ra lệnh dựng bia tiến sĩ đầu tiên mở vào khoa Nhâm Tuất (1442) để lưu truyền vạn cổ, làm tấm gương sáng cho muôn đời.

Tượng Rùa đội hạc
Như 82 tấm bia tiến sĩ thời Lê ở Hà Nội, 32 tấm bia tiến sĩ thời Nguyễn trước sân Văn Miếu Huế, dựng bằng đá thanh hoặc đá cẩm thạch, cũng được những con Rùa đá vững chắc đỡ lấy ở bên dưới. Hy vọng con Rùa vững bền thiên niên sẽ đỡ lấy tấm bia đá trường cửu cùng với thời gian và lịch sử.

Rùa đội bia Tiến sĩ tại Văn Miếu
Thương thay thân phận con Rùa
Trên đình đội hạc, dưới chùa đội bia.

Vào thế kỷ 19, nơi mỹ thuật thời Nguyễn, con Rùa thường được sử dụng như một mô-típ trang trí trong đồ hình tứ linh (Long, Lân, Qui, Phụng) hoặc đôi khi chỉ đứng riêng rẽ một mình. Những khi ấy Rùa thường mang trên mình một bộ cổ đồ hay lạc thư, hoặc một chồng sách, cây bút, thanh gươm…, đằng miệng thường phun ra một tia nước khá ngoạn mục, thường gọi là “thủy ba”. Ngoài dạng Rùa y như thực, chúng ta còn gặp những dáng Rùa cách điệu, từ một cánh lá sen hay từ nhiều loại hoa, lá, cây, trái khác biến thể mà thành.

RÙA TRONG PHONG THỦY HỌC VÀ THIÊN VĂN HỌC

Trong phong thủy học có phân loại 4 phương vị tại một vị trí, đó là Thanh Long, Bạch Hổ, Chu Tước và Huyền Vũ. Thì rùa là 1 phương vị trong đó: Huyền Vũ.
Huyền Vũ là linh vật thiêng liêng có tượng là hình con rắn quấn quanh con rùa, có màu đen (huyền, 玄) là màu của hành Thủy ở phương Bắc, do đó tương ứng với mùa đông. Hình dạng khởi thủy của Huyền Vũ là con "vũ" màu đen, với Vũ là một linh vật kết hợp của rắn và rùa. Đây là linh vật rất cổ của Trung Hoa. Trong truyền thuyết về tổ của người Trung Quốc, Phục Hi là Tổ phụ, Nữ Oa là Tổ mẫu, thì Phục Hi có hình rùa, Nữ Oa có hình rắn. Sự kết hợp giữa rắn và rùa tượng trưng cho Trường Tồn và Sức Mạnh.

Trong thiên văn, Nhị thập bát tú là 28 chòm sao lấy Sao Bắc Đẩu làm khởi điểm mà sắp xếp. Tên gọi của 28 chòm sao có liên quan tới Tứ tượng gồm: 7 sao Thanh Long ở phương Đông, 7 sao Huyền Vũ ở phương Bắc, bảy sao Bạch Hổ ở phương Tây, 7 sao Chu Tước ở phương Nam.

Tại Việt Nam, Huyền Vũ còn được gọi là Trấn Vũ (hay Trấn Võ), Huyền Thiên Trấn Vũ, vị thần trấn trị phương Bắc. Thần đã giúp An Dương Vương trừ các loại ma quỷ trong lúc xây thành Cổ Loa (cùng thần Kim Quy). Thần được thờ trong Đền Quán Thánh (Trấn Vũ Quán) - là một trong Thăng Long tứ trấnThăng Long tứ quán, được xây dựng dưới thời Lý Thái Tổ(1010-1028)

Ngôi nhà Mỹ thuật,
Biên soạn từ các nguồn : Wikipedia & nghethuatxua