Công ty TNHH Ngôi nhà Mỹ thuật Bình Dương

Thiết kế Thi công Trang trí Quán cafe trà sữa trọn gói rẻ đẹp tại Bình Dương

Thiết kế quán 3D

Bạn sẽ nhìn thấy quán của chính mình trước khi nó ra đời

Thi công chuyên nghiệp

Thi công trọn gói - chìa khóa trao tay

Xe bán hàng lưu động

Giải pháp mới cho ngành kinh doanh thức ăn nhanh

Đào tạo mỹ thuật

Dạy nghề cấp Chứng Chỉ

Hiển thị các bài đăng có nhãn tranh màu nước. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn tranh màu nước. Hiển thị tất cả bài đăng
Thứ Bảy, 3 tháng 9, 2016

3 cách phân biệt tranh thủy mặc và tranh màu nước

LÀM SAO PHÂN BIỆT TRANH THỦY MẶC VÀ TRANH MÀU NƯỚC?

Huỳnh Nguyễn Bảo Việt - CEO Ngôi nhà Mỹ thuật đã chia sẻ về vấn đề này như sau, trích trong bài viết Khai mạc giới thiệu tranh thủy mặc Hoàng Văn Giang.

Hôm nay tôi xin phép có đôi lời chia sẻ cách nhận biết và phân biệt tranh thủy mặc và tranh màu nước, tuyệt nhiên không có ý đề cao hoặc hạ thấp một trong hai loại tranh này.
tranh mau nuoc binh duong
Tranh màu nước cổ điển tiêu biểu nhất
THỂ LOẠI HAY CHẤT LIỆU?
Tranh thủy mặc, tranh màu nước, hay tính cả tranh thuốc nước,... đều sử dụng nguyên liệu màu và nước là chủ yếu. Thật ra từ "màu nước" và "thuốc nước" nhằm chỉ nguyên liệu chính được sử dụng trong tranh, chứ không nhằm chỉ thể loại tranh. Còn từ "thủy mặc" là thể loại tranh, chúng ta cần phân biệt rõ "thể loại" tranh và "chất liệu" vẽ tranh trước khi đọc tiếp bài viết này.

Như vậy rõ ràng không thể phân biệt tranh thủy mặc và tranh màu nước được, vì tranh thủy mặc là một "thể loại" còn tranh màu nước là một "chất liệu". Hai mệnh đề hoàn toàn khác nhau không thể mang so sánh cùng nhau. Giống như hội họa phương Tây, không ai lại đi phân biệt tranh "sơn dầu" và tranh "trừu tượng" cả, không cần biết tranh trừu tượng đó có được vẽ bằng sơn dầu hay không.
Tuy nhiên, tôi sẽ viết sơ lược về tranh màu nước, để mọi người có thể hiểu được tranh màu nước, rồi sẽ tự có sự phân biệt với tranh thủy mặc.
Màu nước (tiếng Anh: watercolour, tiếng Pháp: aquarelle) là một chất liệu tương đối dễ sử dụng, dễ mang theo bên mình, được sử dụng phổ biến ở những quốc gia có khí hậu nóng và ấm. Màu nước thường được dùng trong vẽ phác thảo, tuy nhiên một số họa sĩ rất thành công và nổi tiếng với chất liệu này, ở Việt Nam ta có Bùi Duy Khánh, Hồ Hùng, Nguyễn Ngọc Quân, ...
Tranh màu nước có màu sắc đa dạng, phong phú hơn thể loại tranh thủy mặc cổ điển (thường chỉ sử dụng mực để vẽ màu đơn sắc và nhấn một vài điểm nhấn nhẹ nhàng). Hiện nay theo những trào lưu nghệ thuật đương đại, tranh màu nước cũng được nâng cao rất nhiều, sử dụng được trong nhiều trường phái hội họa phương Tây như: Ấn tượng, Trừu tượng, hay gần đây nhất là Cực thực.
NGUỒN GỐC
Nếu tranh thủy mặc được xem là có nguồn gốc từ Trung Hoa, thì tranh màu nước lại được xem là có nguồn gốc từ Đức thời kỳ Phục hưng những năm 1500. Ảnh trong bài viết vẽ chú thỏ bằng màu nước vào năm 1502 của họa sĩ người Đức tên là Albrecht Dürer.
Về sau, chất liệu màu nước nhanh chóng lan ra khỏi Châu Âu, trở thành chất liệu phổ biến trên toàn thế giới.
Tóm lại, có thể nôm na phân biệt tranh màu nước và tranh thủy mặc như sau:
- Tranh màu nước bắt nguồn từ Châu Âu, tranh thủy mặc bắt nguồn từ Trung Hoa.
- Tranh màu nước vẽ bám sát hiện thực, diễn họa kỹ cấu tạo và chi tiết của sự vật hiện tượng. Tranh thủy mặc chủ yếu diễn họa cái hồn của sự vật hiện tượng.
- Tranh màu nước có màu sắc phong phú, tranh thủy mặc sử dụng mực đen và điều chỉnh lượng nước là chủ yếu.

Bản thân tôi, lâu nay nghĩ rằng tranh màu nước là tranh hiện đại, tranh thủy mặc là tranh cổ xưa, nhưng đó là ý nghĩ cá nhân để cho dễ xem tranh hơn thôi. Thật ra một số họa sĩ đương đại vẫn vẽ tranh thủy mặc, thậm chí rất đỉnh cao. Ngược lại, những họa sĩ cổ xưa cũng có vẽ tranh màu nước. Đi xem tranh cứ dựa vào 3 gạch đầu dòng trên là đủ để phân biệt được hai loại tranh rồi.
Thân ái.